Menu

Tin ngành

Formaldehyde – Mối đe dọa vô hình trong chính ngôi nhà bạn

Ô nhiễm không khí hiện đang là vấn đề nhức nhối tại các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng có một điều không ai ngờ đến là, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà lại mang đến mối hiểm họa ngầm cho các thành viên trong gia đình. Khí Formaldehyde có trong gỗ công nghiệp là một trong những sự đe dọa không ngờ ẩn giấu trong các sản phẩm nội thất có trong chính ngôi nhà bạn.

1. Formaldehuyde là gì?

Đây là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là HCHO, ở dạng dung dịch dễ hòa tan trong nước, khi bốc hơi thành dạng khí không màu, có mùi hăng mạnh.

Chất formaldehyde được ứng dụng làm dung dịch ướp xác, trước kia còn được sử dụng trong thuốc trị mụn cóc, nhưng bây giờ đã không còn nữa. Ngoài ra, cũng có thể tìm thấy formaldehyde trong khói của các đám cháy, khí thải xe ô tô hay khói thuốc lá. Vậy khí độc này xuất phát từ đâu trong chính tổ ấm gia đình chúng ta?

Do có khả năng tạo ra loại nhựa phản ứng nhiệt cứng khi kết hợp với các chất như phenol, ure hay melimin có tác dụng như là loại keo dính vững chắc, thường được sử dụng để dán gỗ hay thảm, nên formaldehyde (dưới dạng dung dịch pha loãng 37% trong nước) có mặt rất nhiều trong các sản phẩm nội thất. Đây cũng chính là lý do cho các bệnh lý của con người phát sinh, đặc biệt là bệnh nhà kín (Sick Building Syndrome – SBS).

2. Tác hại của Formaldehyde

Với tác dụng như keo dính nói trên, formaldehyde được sử dụng nhiều trong các nội thất làm từ gỗ ép, giấy dán tường, sơn,… và sẽ dần dần thải ra ngoài các sản phẩm này theo thời gian sử dụng. Chỉ cần hít vào trên 0.1mg/kg trong không khí, chất khí độc này sẽ gây kích ứng mắt và màng nhầy, đau đầu, nóng ở họng và khó thở; thậm chí triệu chứng này sẽ còn nặng hơn nếu đối tượng hít phải là trẻ em, người già hay phụ nữ có thai. Do đó, formaldehyde là một trong những nguyên nhân chính gây nên nạn ô nhiễm không khí trong nhà – vấn đề luôn tồn tại nhưng không chiếm được sự quan tâm cần thiết của con người hiện nay.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN năm 2016, trong số các cửa hàng được khảo sát, nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo do formaldehyde gây ra của các nhân viên trong cửa hàng nội thất gỗ là cao nhất. Điều này cho thấy những người tiếp xúc thường xuyên với nội thất gỗ có mức độ rủi ro về sức khỏe khá cao, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và phụ nữ có thai – những đối tượng có sức đề kháng yếu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), formaldehyde là tác nhân gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Ngoài ra, chất độc này khi tiếp xúc trong thời gian lâu dài lên sẽ tác động lên da và hệ hô hấp của con người, gây nên ung thư và các bệnh về bạch cầu. Khi bị nhiễm formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa, có thể xảy ra các triệu chứng như: nôn mửa ra máu, đi vệ sinh ra máu và sau đó là viêm loét, hoại tử tế bào. Tệ hơn, chất độc vô hình này có thể gây tử vong trong vòng vài phút bởi trụy tim mạch với các triệu chứng đau bụng, ói mửa, tím tái cơ thể. 

3. Cách phòng tránh chất độc hại Formaldehyde

Theo quy chuẩn về xây dựng của Việt Nam vào tháng 6/2009 quy định, nồng độ formaldehyde tối đa cho phép tồn tại trong không khí xung quanh trong vòng 1 giờ là 20µ/m. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp đều được sản xuất tại các xưởng gia công, hộ gia đình tại các làng nghề. Điều này càng làm việc kiểm soát đúng và đủ lượng formaldehyde có trong nội thất càng thêm khó khăn.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình chúng ta, có một số cách phòng tránh ô nhiễm môi trường không khí trong nhà vô cùng đơn giản nhưng lại có hiệu quả bất ngờ.

Thường xuyên mở cửa sổ: Đây là phương pháp dễ dàng nhất để giảm lượng khí formaldehyde trong không khí. Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt thông gió thường xuyên giúp nhà cửa thông thoáng, tăng cường trao đổi không khí bên ngoài. Vì vậy, nồng độ các khí độc tích tụ bên trong cũng theo đó mà tản đi dần, mang lại không gian sống khỏe cho cả gia đình.

Không hút thuốc trong nhà: Khói thuốc lá cũng có chứa khí formaldehyde, cho nên việc hút thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của những người xung quanh. Đặc biệt khi khói thuốc lá hiện diện trong nhà, lượng khí formaldehyde có sẵn trong các sản phẩm nội thất lại càng tăng thêm nhiều lần.

Trồng cây xanh trong nhà: Không gian sống xanh vừa đóng vai trò trang trí cho nội thất ngôi nhà thêm tự nhiên, vừa thanh lọc không khí và phần nào làm giảm nồng độ khí formaldehyde tản ra từ các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp.

Chọn vật liệu an toàn: Để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ khí độc formaldehyde ẩn náu trong keo dán gỗ, nên chọn nội thất được làm từ loại vật liệu an toàn. Vật liệu xanh như tấm nhựa pvc/ gỗ nhựa composite ngày càng được ưa chuộng và tin dùng. Đây là tấm được làm từ nhựa PVC và phụ gia vô cơ, trải qua quá trình ép đùn để tạo ra tấm có kết cấu vững chắc, không dùng đến Formaldehyde. Không chỉ vậy, tấm nhựa pvc có thể khắc phục hết nhược điểm của gỗ công nghiệp nhờ khả năng kháng nước tuyệt đối, không mối mọt - nấm mốc, chống cháy lan tốt.

Tấm nhựa pvc/ gỗ nhựa composite HardyWood

Tấm nhựa pvc cũng có thể gia công bề mặt bằng nhiều chất liệu như acrylic, laminate, pvc với hàng trăm thậm chí hàng nghìn mã màu từ đơn sắc, vân đá, vân gỗ đến màu vân vải, ánh kim…. Các mã màu này đều rất đẹp, chân thật và sắc nét.

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng ô nhiễm không khí trong nhà nói chung và chất lượng lâu dài của nội thất nói riêng sẽ có được sự chú ý và quan tâm đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình Việt.

Tin tức khác
0982448840